Cờ vây là trò chơi trí tuệ, có luật chơi tương đối đơn giản tuy nhiên trong nó chứa đựng những lối chơi biến hóa, phức tạp. Sau vài phút bạn có thể thành thạo luật chơi nhưng để tìm hiểu độ sâu, sự tinh tế của môn cờ bày thì phải dành cả đời. Hãy cùng Doithuong777 bắt đầu với những thế cơ bản nhất trong cờ vây nhé!
Nội dung
Cờ Vây là gì?
Cờ vây là môn cờ được phát minh ra ở Trung Quốc vào thời cổ đại, đây là dạng trò chơi chiến thuật cho hai người. Trò chơi này đã được cộng đồng quốc tế công nhận là một trong những loại cờ cổ xưa nhất trong lịch sử, đã tồn tại ít nhất 3000 – 4000 năm được con người phát minh ra. Ở châu Á, loại cờ này rất phát triển và nó đang lan rộng ra nhiều châu lục khác.
Bàn cờ và quân cờ Vây
Bàn cờ
Theo tiêu chuẩn, bàn cờ vây có hình vuông và được làm bằng gỗ, bao gồm có 19 đường kẻ ngang và 19 đường kẻ dọc, cắt nhau tạo thành các ô nhỏ bằng nhau, có 361 giao điểm chính, các giao điểm chính là vị trí đặt các quân cờ.
Trên bàn cờ, có sao trung tâm (thiên nguyên) là giao điểm trung tâm của bàn cờ được đánh dấu điểm đen, bên cạnh đó xung quanh bàn cờ sẽ có 8 điểm đen được đánh.
Bên cạnh kích thước tiêu chuẩn như trên thì bàn cờ vây có thẻ có kích thước khác: 9×9, 11×11, 13×13, 15×15, 17×17. Bàn cờ cho người mới bắt đầu tham gia học luật chơi thường là 9×9.
Quân cờ
Quân cờ vây bằng nhựa, gỗ hoặc sứ, hình tròn dẹt, có 2 màu đen và trắng. Bộ cờ vây tiêu chuẩn tổng cộng có 361 quân cờ, gồm 181 quân cờ đen và 180 quân cờ trắng.
Luật chơi, cách chơi cơ bản trong cờ vây
Những điều luật cơ bản
Có 9 điều luật cơ bản trong cờ vây đó là:
- Điều 1: Cờ vây là trò chơi giữa 2 đối thủ. Một người cầm quân trắng còn người kia cầm quân đen.
- Điều 2: Cờ vây chơi theo lượt, người chơi đặt 1 quân ở mỗi lượt. Người cầm quân đen đi trước (trừ trường hợp chấp quân thì bên trắng đi trước).
- Điều 3: Tại các giao điểm của đường kẻ, các quân cờ sẽ được đặt vào.
- Điều 4: Không được phép di chuyển khi đã đặt quân cờ vào vị trí (trừ trường hợp bị nhấc ra ngoài, bị bắt làm tù binh).
- Điều 5: Được xem là thắng ván cờ đó khi là người chiếm được nhiều đất hơn.
- Điều 6: Các quân cờ được gọi là “tù binh” khi bị đối phương cho hết “khí” và bị nhấc ra khỏi bàn cờ.
- Điều 7: Các vị trí không còn “khí”, không được đặt quân vào (trừ trường hợp ăn quân)
- Điều 8: Trường hợp “tranh chấp” lẫn nhau sẽ có những quy ước đặc biệt
- Điều 9: Việc đánh có chấp sẽ có những điều luật riêng.
Lượt đánh
- Hai người thay phiên nhau, mỗi người đặt 1 quân xuống 1 vị trí trên bàn cờ.
- Thời gian đánh: mỗi bên sẽ có 1 thời gian quy định để đánh quân cờ khi đến lượt đánh. Sẽ xử thua do hết thời gian nếu hết thời gian mà người chơi không bỏ lượt và đánh quân cờ.
- Bỏ lượt: 1 người bỏ lượt khi đến lượt đánh thì đối phương sẽ có quyền đánh. Sẽ kết thúc ván cờ nếu 2 người bỏ lượt liên tiếp.
Thuật ngữ chính trong môn cờ Vây
Vùng đất
Đây chính là khu vực đã được vây hoàn toàn bởi quân trắng hoặc quân đen. Để vây chiếm đất có thể dùng ngay vùng biên hoặc góc của bàn cờ. Mục chính là đơn vị của đất (giao điểm trống của các đường kẻ).
Khí
Khí là giao điểm nằm sát quân cờ theo đường ngang dọc. Khi một quân cờ được đặt xuống bàn thì sẽ có 4 khí nằm khoảng giữa bàn cờ, có 3 khí nằm trên biên và 2 khí nằm ở góc.
Tăng khí và giảm khí: Sẽ làm tăng khí khi người chơi đặt các quân cờ thành 1 đám quân và khi đối phương đặt quân nằm cạnh đám quân thì bị giảm khí.
Tù binh
Tù binh là những quân cờ bị đối phương bao vây và hết khí, nó sẽ được đưa ra khỏi bàn làm tù binh của đối phương.
Ăn quân hay bắt quân
Quân mình sẽ bị bao vây và nhấc ra khỏi bàn cờ khi quân đối phương chặn hết nốt khí của quân mình. Cuối ván cờ thì tù binh của mỗi bên sẽ được dùng để tính điểm.
Bởi vậy, bạn sẽ khó nhận ra mình có bị hết khí không khi mới học chơi cờ vây. Tuy nhiên bạn sẽ hiểu rõ và biết phần thắng nghiêng về ai khi chơi nhiều.
Điểm hết khí
Là giao điểm bị một bên vây kín, có 2 loại nước cấm:
- Cầm không được đi vào giao điểm đã bị đối phương chặn hết khí (vây chặt)
- Cấm không được đi vào giao điểm cuối cùng còn lại của đám quân đã bị đối phương vây chặt.
Mắt
Mắt chính là một hay nhiều giao điểm trống của một đám quân bị một bên bao vây. Có 2 loại mắt đó chính là:
- Mắt to và mắt nhỏ: Gồm từ một tới 2 giao điểm là mắt nhỏ còn mắt to có từ 3 giao điểm trở lên.
- Mắt giả và mắt thật: Mắt thật là mắt không hòa chỉnh, các vị trí đều có đủ quân, không có khiếm khuyết. Mắt giả là mắt thiếu quân và có thể sẽ không còn mắt nữa về sau.
Nguyên tắc “không” và luật tranh chấp
Tình huống này chỉ xảy ra trong những trường hợp rất đặc biệt: Bên đen có 1 điểm hết khí.
Các trường hợp kết thúc ván cờ
- Hết thời gian: Bạn sẽ bị thua và kết thúc ván cờ khi một bên đêns lượt đánh mà không đánh và vượt quá khoảng thời gian cho phép.
- Đầu hàng: người chơi bị xử thua và kết thúc ván cờ khi đến lượt đánh người chơi đầu hàng.
- Không còn đất: ván cờ kết thúc khi cả 2 bên không còn nước để mở rộng đất.
- 2 bên cùng liên tiếp bỏ lượt: ván cờ kết thúc khi đến lượt đánh người chơi bỏ lượt và đối phương cũng bỏ lượt.
Cách xét kết quả ván cờ
- Người đi trước: Không được cộng mục
- Người đi sau: Được cộng mục tùy từng loại bàn cờ.
- Bàn cờ 19×19: Người đi sau được cộng 6,5 mục
- Bàn cờ 17×17: Người đi sau được cộng 4,5 mục
- Bàn cờ 15×15: Người đi sau được cộng 3,5 mục
- Bàn cờ 13×13: Người đi sau được cộng 2,5 mục
- Bàn cờ 11×11: Người đi sau được cộng 1,5 mục
- Bàn cờ 9×9: Người đi sau được cộng 0,5 mục
Trao trả tù binh: bên trắng có tù binh của bên đen thì tù binh sẽ được đặt vào vùng đất của quân đen và ngược lại quân đen cũng đặt tù binh vào vùng đất quân trắng.
Đếm đất: tiến hành điểm đất sau khi 2 bên trao trả tù binh.
Tính đất: người đi trước giữ nguyên số đất đếm được sau khi đếm đất xong. Tổng số đất đếm được và cộng thêm mục (đất) tùy theo bàn cờ là tổng số đất của người đi sau. Người có tổng số đất lớn hơn là người thắng.
Cờ vây là trò chơi thú vị, để có những nước cờ đúng đắn nhất thì đòi hỏi người chơi phải có tư duy. Hy vọng những hướng dẫn chơi cờ vây mà chúng tôi chia sẻ trên đây đã giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích. Chúc bạn thành công!!!